1- Vị trí, chức năng - Khoa Cơ điện-tiền thân là Ban Cơ điện được Hiệu trưởng trường Công nhân cơ giới II ra quyết định thành lập năm 1990. Ban Cơ điện được giao nhiệm vụ đào tạo nghề Điện xí nghiệp và dân dụng từ năm học 1990-1991 với hai trình độ nghề là công nhân kỹ thuật bậc 3/7 và trung học nghề. Năm 2002 theo chủ trương của Bộ NN và PTNT Ban Cơ điện sáp nhập với Ban sửa chữa ôtô-xe máy thành Khoa Cơ điện có nhiệm vụ đào các ngành nghề: Điện xí nghiệp và dân dụng, Cơ điện nông thôn, Sửa chữa ôtô-xe máy, Gò hàn, Cấp thoát nước. Năm 2007 trường khi trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi, khoa Cơ điện chỉ làm nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành về điện. Năm 2010 trường đươc nâng cấp thành Trương Cao đẳng nghề Cơ giới, Khoa Cơ điện được giao nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành về điện với 3 cấp trình độ nghề: sơ cấp nghề,trung cấp nghề và cao đẳng nghề. – Quản lý giảng viên, học sinh, sinh viên và tài sản do nhà trường giao; 2- Nhiệm vụ và quyền hạn – Khoa cơ điện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 4, Điều 14 Quy chế Tổ chức và hoạt động trường ban hành theo Quyết định, nội dung cụ thể như sau: Công tác giảng dạy: – Tổ chức, thực hiện giảng dạy các môn học/mô đun cơ sở và chuyên môn thuộc hệ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp theo kế hoạch chung của trường. – Xây dựng, chỉnh sửa bổ sung chương trình, giáo trình, đề cương các môn học/mô đun, ngân hàng đề thi, tài liệu tham khảo, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. – Quản lý cán bộ giáo viên. Phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy khi cần thiết. – Thực hiện công tác giáo vụ: quản lý điểm và làm công tác sổ sách, lưu trữ hồ sơ theo quy định; thực hiện kế hoạch và phối hợp tổ chức các kỳ thi theo quy định. – Xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của Khoa. – Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học theo quy định và tham gia các phòng trào, Hội thi do nhà trường phát động. – Đề xuất thành lập tổ bộ môn (nếu cần thiết). Công tác quản lý giáo dục Học sinh – Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp – Phối hợp tốt với các đơn vị trong trường và phụ huynh học sinh thực hiện công tác giáo dục toàn diện cho HSSV. – Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước đối với HSSV về học bổng, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác liên quan đến HSSV. Công tác khác: – Thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên. Định kỳ tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, giảng viên theo quy định. – Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị. Lập kế hoạch vật tư, thiết bị thực tập, kế hoạch bảo dưỡng bảo trì. Sắp xếp xưởng và thực hiện tiêu chuẩn theo thông tư quy định – Phối hợp với các phòng chức năng, Trung tâm Hỗ trợ tuyển sinh và tư vấn việc làm, liên hệ thực tập doanh nghiệp; giới thiệu việc làm cho HS-SV sau khi tốt nghiệp. – Phối hợp với phòng Tài chính kế toán kiểm tra tình hình học phí, lệ phí thi và các khoản thu khác theo học kỳ, năm học. – Thực hiện công tác tự kiểm định hàng năm theo kế hoạch. – Tham gia các Hội đồng tư vấn theo quyết định của Hiệu trưởng – Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của cấp trên. – Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu giao. 3- Cơ cấu bộ máy tổ chức Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, hiện tại biên chế của khoa: 12 người bao gồm: + Trưởng khoa: 01 người + Phó trưởng khoa: 01 người + Giảng viên: 09 người + Nhân Viên: 01 người |