Khoa chuyên môn

KHOA Ô TÔ MÁY THI CÔNG

09:17 | 15/08/2022
KHOA Ô TÔ MÁY THI CÔNG

GIỚI THIỆU VỀ KHOA Ô TÔ – MÁY THI CÔNG

1. Thông tin khái quát và lịch sử phát triển:

          Khoa Ô tô – Máy thi công, tiền thân là Ban Ủi xúc được Hiệu trưởng trường Công nhân cơ giới II ra quyết định thành lập năm 1976.

          Năm 2002, theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban Ủi xúc đổi tên thành khoa Máy thi công.

Năm 2007, trường khi trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi, khoa Máy thi công và khoa Ô tô sáp nhập thành Khoa Ô tô – Máy thi công có nhiệm vụ đào các ngành nghề: vận hành máy ủi, vận hành máy đào và nghề lái xe ô tô các hạng.

Năm 2010, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ giới, Khoa Ô tô – Máy thi công được giao nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành vận hành máy ủi, vận hành máy đào, vận hành máy thi công nền, vận hành máy thi công mặt đường và nghề lái xe ô tô các hạng với 2 cấp trình độ nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề.

Năm 2012, nghề lái xe ô tô các hạng được thành lập trung tâm đào tạo riêng biệt, lúc này khoa Ô tô – Máy thi công được giao nhiệm vụ đào tạo 02 nghề trình độ trung cấp và 06 nghề trình độ sơ cấp.

Nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp với thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Khoa Ô tô – Máy thi công thuộc Trường Cao đẳng Cơ giới đang ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ và tay nghề cho đội ngũ giảng viên, hàng năm được đầu tư từ nguồn tự thu, ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, Khoa còn mở rộng tăng cường hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp như Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty Doosan Vina,.. trong việc tuyển dụng, phối hợp đào tạo và tiếp nhận học sinh sinh viên thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tham gia Hội giảng các cấp, thi thiết bị dạy học tự làm… Đội ngũ giảng viên trong khoa đều là những giáo viên được đào tạo, có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, có phương pháp sư phạm, tâm huyết với nghề.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Ô tô – Máy thi công:

2.1. Chức năng:

Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ở các cấp trình độ Sơ cấp, Trung cấp và hoạt động khoa học công nghệ.

Quản lý chất lượng giảng dạy và học tập, không ngừng hoàn thiện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng chuyên môn của giảng viên và học sinh, sinh viên thuộc Khoa.

2.2. Nhiệm vụ:

Đảm trách giảng dạy các môn học chuyên môn ngành, trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo dưỡng các phòng học chuyên ngành, xe máy thi công, xưởng thực tập do khoa đảm nhiệm.

Lập kế hoạch giáo viên, thực hiện kế hoạch đào tạo và các qui chế nghiệp vụ đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động khác trong chương trình, kế hoạch chung của nhà trường, tổ chức thực hiện việc thi, kiểm tra, thi tốt nghiệp cho HSSV.

Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

Liên kết doanh nghiệp trong việc đào tạo, tìm kiếm vị trí thực tập và việc làm cho người học.

Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động cho giảng viên và HSSV khi giảng dạy, học tập và thí nghiệm.

Quản lý giảng viên, giáo viên, CBNV, HSSV thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

Tổ chức cho học sinh, sinh viên của khoa đi thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch và tiến độ đào tạo của Nhà trường.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường để quản lý giáo dục học sinh, sinh viên; xây dựng phong trào thi đua, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao của đơn vị.

Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, giáo dục HSSV, giúp đỡ HSSV học tập và nghiên cứu.

Cơ cấu tổ chức:

Trưởng khoa: Thầy Võ Chí Hùng

Phó Trưởng khoa: Thầy Nguyễn Quốc Mỹ

Tổng số lượng giảng viên: 05 người, trong đó: Thạc sỹ: 02 GV; Đại học: 01 GV; Trung cấp: 02 GV;  Kỹ năng nghề quốc gia bậc 3: 03 lượt GV.

3. Cơ sở vật chất:

- Phòng học lý thuyết chuyên môn: 03

- Phòng học thực hành chuyên môn: 02

- Bãi tập thực hành vận hành máy: 02

- Xe máy các loại: máy san, máy lu, máy rải thảm nhựa, máy ủi, máy đào, máy xúc lật, xe nâng, xe tải cẩu.

4. Ngành nghề đào tạo:

4.1. Trung cấp:

- Vận hành máy thi công mặt đường

- Vận hành máy thi công nền

4.2. Sơ cấp     

- Xếp dỡ cơ giới tổng hợp (Vận hành xe nâng-cẩu)

- Vận hành máy thi công mặt đường

- Vận hành máy ủi

- Vận hành máy xúc

- Vận hành cần, cầu trục

- Vận hành máy nông nghiệp.

4.3. Đào tạo thường xuyên

- Vận hành cầu trục, cổng trục (remote)

 

 

 



 

 


Thiết kế website trường học
  • Lượt truy cập: 3,107,015
  • Trực tuyến:       404
thegioixinh.net thienhaso.com