Quy chế

Quy chế

11:14 | 20/06/2016

 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:              /QĐ-CĐNCG-HCTC                     Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 6 năm 2016

          

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế Thi đua, Khen thưởng 
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI

Căn cứ Quyết định số: 229/QĐ-LĐTBXH ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ giới trên cơ sở  Trường Trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi;

            Căn cứ Quyết định số: 933/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới;

            Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;

            Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định só 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Hành chính-Tổ chức, 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới.

 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các Quy chế trước đây trái với Quy chế này, đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Trưởng phòng Hành chính-Tổ chức, Tài chính-Kế toán, Đào tạo, Quản lý xe máy & Quản trị, các trưởng Khoa, Trung tâm trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:                                                                              HIỆU TRƯỞNG

             - Như Điều 3; 

               - Lưu HCTC

 

  BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          

 

QUY CHẾ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 226 /QĐ-CĐNCG-HCTC ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ giới) 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc thi đua và khen thưởng; tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, quy trình đăng ký giao ước thi đua và thủ tục đề nghị khen thưởng của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới. 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng theo Quy chế này, bao gồm: Công chức, viên chức, người lao động trong biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên, làm việc tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới (dưới đây gọi tắt là cá nhân); các đơn vị thuộc Trường (dưới đây gọi tắt là tập thể). 

            Điều 3.  Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:

            1. Nguyên tắc thi đua.

            a) Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đoàn kết, hợp tác cùng phát triển;

            b) Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua, không đăng ký thi đua thì không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua;

            c) Phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức phong trào thi đua phải thiết thực, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

             2. Nguyên tắc khen thưởng.

            a) Khen thưởng phải được thực hiện chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

            b) Khen thưởng phải đúng thành tích (thành tích đến đâu khen thưởng đến đó);

            c)  Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng trong các lần thi đua khác nhau; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;

            d) Kết hợp giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất. 

            Điều 4. Thời gian để xét thi đua năm học.

             Xét thi đua năm học được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 năm sau.

 

Chương II

HÌNH THỨC, NỘI DUNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA,

DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA 

Điều 5Hình thức tổ chức thi đua

1. Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm của Nhà trường.

Trường Cao đẳng nghề Cơ giới tổ chức thi đua thường xuyên hàng năm theo năm học.

2. Thi đua theo đợt, theo chuyên đề: Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoản thời gian xác định hoặc tổ chức thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mà nội dung có tính chất chuyên môn, ngành nghề để giải quyết những công việc khó khăn, phức tạp.

            a) Trường Cao đẳng nghề Cơ giới tổ chức phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày truyền thống của ngành, kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và các ngày lễ lớn của đất nước.

            b) Sơ kết, tổng kết thi đua theo đợt, thi đua theo chuyên đề đều có đánh giá kết quả, tác dụng của phong trào thi đua; công khai lựa chọn, bình xét, biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc nhằm tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong Nhà trường.

           

            Điều 6. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

            1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; đề ra các chỉ tiêu, khẩu hiệu, nội dung thi đua và thời hạn thi đua. Việc xác định nội dung và tiêu chí thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị và có tính khả thi.

            2. Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, gương mẫu.

            3. Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quy trình tổ chức thi đua; tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm rộng rãi.

4. Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua; lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

 

Điều 7Đăng ký danh hiệu thi đua

Đầu năm học, các đơn vị tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng ký phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu thi đua và các danh hiệu thi đua; gửi bản đăng ký thi đua về phòng Hành chính – Tổ chức ( Khoảng cuối tháng 6 hàng năm).

 

Điều 8. Danh hiệu thi đua.

            1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:

            a) Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

            b) Chiến sĩ thi đua cấp bộ;

            c) Chiến sĩ thi đua cơ sở;

            d) Lao động tiên tiến.

            2Danh hiệu thi đua đối với tập thể:

            a) Cờ thi đua của Chính phủ;

            b) Cờ thi đua xuất sắc của Bộ;

            c) Cờ thi đua xuất sắc của Tỉnh;

            d) Tập thể lao động xuất sắc;

            d) Tập thể lao động tiên tiến;

 

Điều 9. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua

            1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân:

a) Danh hiệu lao động tiên tiến được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đạt 11 tháng xếp loại A, 01 tháng loại B (không có loại C, loại D).

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao (nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng công chức, viên chức, người lao động căn cứ vào quy định của nhà trường);

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;

           - Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

        - Nếu là giáo viên phải có chuyên đề nghiên cứu hoặc chế tạo đồ dùng dạy học, tham gia Hội giảng cấp Khoa.

         - Giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 25 năm (đối với nam); dưới 20 năm (đối với nữ) trong 03 năm liền phải tham gia hội giảng cấp trường ít nhất 01 lần;

              - Đạt yêu cầu trong đánh giá kỹ năng nghề hàng năm;

            - Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích, cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

            - Thời gian nghỉ thai sản theo quy định đối với Nữ, được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. 

Chú ý: Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các trường hợp: Không đăng ký thi đua, mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

 

            b) Chiến sỹ thi đua cơ sở  được xét tặng cho cá nhân là “Lao động tiên tiến và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

            - Có sáng kiến, cải tiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu áp dụng có hiệu quả trong giải quyết công việc của đơn vị.

- Linh hoạt, sáng tạo trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

            - Trường hợp đi học tập, đào tạo tập trung từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập loại Giỏi trở lên (tính theo năm học).

- Công chức, viên chức làm công tác quản lý, trong năm xét danh hiệu khen thưởng, phải được cấp huyện hoặc tương đương trở lên tặng 02 giấy khen hoặc 01 Bằng khen của cấp bộ, tỉnh trở lên.

- Nếu là giáo viên phải đạt giải Nhất, Nhì hội giảng Cấp trường hoặc đạt giải Nhất trong nghiên cứu chế tạo đồ dùng dạy học cấp Trường trở lên.

- Nếu là giáo viên chủ nhiệm phải đạt các tiêu chuẩn:

+ Công tác quản lý, giáo dục HSSV có hiệu quả; HSSV trong lớp bỏ học, nghỉ học trong năm, không vượt quá tỷ lệ: Năm học thứ nhất không quá 5%/tổng số HSSV trong lớp. Năm học thứ hai và năm học thứ ba không có HSSV bỏ học.

+ Lớp tham gia chào cờ hàng tuần đạt tỷ lệ trên 90%. Số ngày công học tập trong tuần cả lớp đạt trên 95%.

+ Lớp không có HSSV bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

+ Trong năm học làm công tác GVCN đủ 02 học kỳ.

 

* Quy định tỉ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở:

Tỉ lệ xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở không quá 15% trong tổng số cá nhân được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến của đơn vị.

 

            c) Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

- Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở";

- Có công trình khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận có hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng  trong toàn Ngành.

 

+ Quy định tỉ lệ Chiến sĩ thi đua cấp bộ:

            - Tỷ lệ xét, đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" liên tục từ 03 năm trở lên;

            Thời điểm xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ” là năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” lần thứ ba.

 

            d) Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

            - Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ trong đó có 06 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc. 

+ Quy định xét, đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc: Là năm liền kề với năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ lần thứ hai.           

             2. Các danh hiệu Thi đua đối với tập thể:

a) Tập thể lao động tiên tiến được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;

- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

b) Tập thể lao động xuất sắc được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có cá nhân bị không xét thi đua 01tháng/năm học.

- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tập thể đề nghị xét “Tập thể lao động xuất sắc” phải có bản báo cáo thành tích năm công tác (mẫu theo quy định).

 

c) Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho các tập thể thuộc Bộ, ngành, tỉnh đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là những tập thể tiêu biểu xuất sắc của cấp bộ, tỉnh...;

- Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc bộ, tỉnh... học tập;

            - Nội bộ đoàn kết; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

           

            d) “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

            - Có thành tích hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc.

            -  Có nhân tố mới, mô hình mới  tiêu biểu cho cả nước học tập;

            - Nội bộ đoàn kết; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

 

Điều 10. Hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng

            1. Hình thức khen thưởng Huân chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

           

            2. Kỷ niệm chương.

            a) Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" thực hiện theo Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

            b) Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT  thực hiện  theo Quyết định số 89/2008/QĐ-BNN ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Quyết định Ban hành kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT” và Quy chế xét Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT”.

           

            3. Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

a) Đối với cá nhân, Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho cá nhân:

 - Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 giải pháp sáng kiến được Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở quyết định công nhận và áp dụng có hiệu quả tại đơn vị.

            b) Đối với tập thể, Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau.

- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt phong trào thi đua, chăm lo đời sống vật chất tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.

- 02 năm liên tục đạt danh hiệu  “Tập thể lao động xuất sắc”.

            4. Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ giới.

1. Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Là Chiến sĩ thi đua cơ sở;

b) Được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (theo  kết quả đánh giá công chức, viên chức cuối năm).

d) Đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong các phong trào thi đua như thi đấu thể dục, thể thao, hội diễn văn nghệ, hội giảng,  triển lãm, hội thi thiết bị đồ dùng dạy học cấp tỉnh, cấp bộ.

2. Giấy khen để tặng cho tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc ” hoặc đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong các phong trào thi đua như thi đấu thể dục, thể thao, hội diễn văn nghệ, hội giảng...

 

Điều 11. Quy trình đăng ký thi đua và đề nghị khen thưởng

1. Đăng ký giao ước thi đua: Các đơn vị trực thuộc Trường, tổ chức họp tổng kết, đánh giá kết quả công tác năm học khoảng  ngày 15 tháng 6 hàng năm và  ký kết giao ước thi đua năm học tiếp theo giữa các tập thể, cá nhân. Đăng ký thi đua của tập thể, cá nhân được lập thành văn bản, gửi về phòng Hành chính – Tổ chức tổng hợp trình qua Hội đồng Thi đua khen thưởng Trường họp, xét, công nhận.

 2. Đề nghị khen thưởng: Chuẩn bị kết thúc năm học (Tháng 6 hàng năm), các đơn vị, cá nhân căn cứ vào bản đăng ký thi đua và kết quả công tác, làm báo cáo thành tích và báo cáo sáng kiến, giải pháp công tác (cá nhân) tương ứng với danh hiệu thi đua và hình thức đề nghị khen thưởng; tổ chức họp xét, đề nghị và gửi văn bản về phòng Hành chính – Tổ chức để tổng họp, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường họp xét, công nhận và đề nghị khen thưởng cấp cao hơn. 

            Điều 12. Hướng dẫn tổ chức, thực hiện Quy chế.

            1. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng chỉ đạo thực hiện Quy chế này.

            2. Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc trường phổ biến Quy chế này đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị để thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế Thi đua-Khen thưởng, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện những điều chưa phù hợp,  Trưởng các đơn vị phản ánh về Hội đồng thi đua – khen thưởng Nhà trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.       

                                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

Dowload tại đây >>



 

 


Thiết kế website trường học
  • Lượt truy cập: 3,066,698
  • Trực tuyến:       782
thegioixinh.net thienhaso.com