BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐN CƠ GIỚI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-CĐNCG-HCTC ngày 06/3/2015
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ giới)
Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 386/QĐ-BN-TCCB ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH
Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trong Trường thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội và góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ và của Bộ về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết 44/NQ-CP, Kế hoạch hành động của Bộ, Chương trình hành động số 54-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, Chương trình hành động số 51-CTr/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới công tác đào tạo nghề phục vụ Ngành gắn với nhu cầu xã hội.
2. Xây dựng chiến lược phát triển
- Giai đoạn 2015 – 2016, tiến hành rà soát, điều chỉnh chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức cho phù hợp và ổn định.
- Rà soát, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển của Ngành gắn với nhu cầu xã hội.
- Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng nguồn nhân lực.
3. Đổi mới công tác quản lý đào tạo
- Theo dõi, rà soát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và chất lượng đào tạo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý quá trình đào tạo; rà soát và xây dựng kế hoạch hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, bao gồm: đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chương trình, giáo trình dạy nghề...
- Lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ, năng lực của người học và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Thực hiện tự kiểm định chất lượng hàng năm và đăng ký đánh giá ngoài (lần 2) vào năm 2017. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng nghề và trình độ đào tạo, cam kết và đăng ký công khai chất lượng đào tạo. Thu thập thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo, tình hình việc làm của học sinh - sinh viên.
- Chủ động liên kết, phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, đánh giá chương trình, giáo trình và đánh giá kết quả đầu ra.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu chế tạo thiết bị dạy học tự làm, kết hợp thực tập với sản xuất...
- Hoàn thiện bộ máy quản lý các đơn vị trực thuộc; phát huy vai trò của hội đồng trường; xây dựng và triển khai đề án vị trí việc làm.
4. Công tác quy hoạch, tăng cường cơ sở vật chất
- Tiếp tục xây dựng quy hoạch tổng thể, mở rộng không gian học tập; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch và đề án phát triển trường đã được phê duyệt.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn từ Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề để mua sắm trang thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Dự án xây dựng trường giai đoạn I.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề cho lao đông nông thôn
- Khảo sát nhu cầu và mở nghề đào tạo cho ngành nông nghiệp; chỉnh biên chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu người học nghề, đảm bảo tính thực tế và hiệu quả.
- Tích cực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đơn đặt hàng của tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra đào tạo.
- Tích cực tham gia và hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định; chú trọng nâng cao năng lực thực hành cho độ ngũ giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo nhu cầu.
- Khuyến khích tinh thần tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; tổ chức tập huấn kỹ năng cho giáo viên dạy nghề; đẩy mạnh hoạt động hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đánh giá kỹ năng nghề giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch cử giáo viên tham quan, học tập, trao đổi kinh nhiệm với các cở sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các trường dạy nghề nước ngoài.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Trên cơ sở kế hoạch này, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị mình. Các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền và Hội đồng trường phát động phong trào thi đua, tổ chức kiểm tra, theo dõi trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng dự toán chi và đầu tư hàng năm để thực hiện kế hoạch của đơn vị và trình Bộ xem xét quyết đinh.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động, nếu có những nội dung chưa phù hợp sẽ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời./.
HIỆU TRƯỞNG