BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐ CƠ GIỚI Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /CKCL-CĐCG Quảng
Ngãi, ngày tháng năm
2018
CAM
KẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Chất lượng đào tạo là mục tiêu
hàng đầu, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường; chất lượng
đào tạo khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, trong những năm qua, nhà trường luôn chú trọng hoàn thiện các điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Trường Cao đẳng Cơ giới cam kết thực hiện các nội dung trọng tâm sau đây
để đảm bảo chất lượng đào tạo trong toàn trường.
I/
Chương trình, giáo trình đào tạo:
Định kỳ khảo sát, đánh giá chương
trình đào tạo; thu thập ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu học
sinh - sinh viên… để hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, phù
hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu thực tiễn, đảm bảo
tính liên thông giữa các trình độ đào tạo.
Nghiên cứu ứng dụng các chương
trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
Nghiên cứu xây dựng và đưa vào giảng
dạy kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
Có đủ chương trình, giáo trình và
tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra, có 100% giáo trình,
bài giảng tự biên soạn được lưu hành nội bộ.
Đăng tải đầy đủ Chương trình,
giáo trình trên trang thông tin điện tử của trường để phục vụ giảng dạy, học tập,
nghiên cứu.
II/ Tổ
chức đào tạo:
Tổ chức đào tạo theo hình thức
niên chế cho trình độ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp.
Áp dụng các phương pháp giảng dạy
linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể và đặc điểm của môn học,
bài học; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm
trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực thực hiện của người học,
gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn.
Áp dụng quy trình đào tạo tiên tiến,
phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh,
sinh viên.
III/
Hệ thống quản lý đào tạo:
Nâng cấp hệ thống phần mềm quản
lý đào tạo, quản lý học sinh - sinh viên, áp dụng các hình thức quản lý đào tạo
tiên tiến.
Phấn đấu đến năm 2019, tin học
hóa toàn bộ quá trình quản lý trong nhà trường.
Lưu trữ hồ sơ đào tạo có hệ thống,
khoa học, đầy đủ và chính xác.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp
quy về quản lý đào tạo và công bố rộng rãi đến học sinh, sinh viên.
IV/ Đội
ngũ giảng viên:
Tổng số giáo viên, giảng viên của
trường là 105. Trong đó: 25 thạc sĩ, 73 kỹ sư, cử nhân đại học và 07 cử nhân cao
đẳng.
Tỷ lệ học sinh/ giảng viên đạt
tiêu chuẩn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (20/ 01).
Giáo viên, giảng viên được tạo điều
kiện học tập, nâng cao trình độ, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm, sử dụng
thành thạo các phần mềm hỗ trợ, kỹ năng công nghệ thuần thục.
Thường xuyên bồi dưỡng phương
pháp dạy học tích cực, hội giảng, đánh giá kỹ năng nhằm nâng cao năng lực giảng
dạy của giảng viên.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, chế tạo thiết bị đào tạo tự làm; sản
phẩm nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy vẩn xuất.
V/ Kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên:
Đổi mới phương pháp đánh giá kết
quả học tập của học sinh, sinh viên; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với
đặc điểm từng mô-đun, môn học.
Xây dựng
ngân hàng đề thi theo đúng nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo; đảm bảo
tính khoa học, logic và bảo mật.
Tổ chức
thực hiện và giám sát quá trình đánh giá kết quá học tập của học sinh, sinh
viên chặt chẽ, đúng quy chế, thực hiện một cách công bằng, khách quan và minh bạch.
VI/ Đảm
bảo chất lượng:
Đánh giá chất lượng đào tạo theo
9 tiêu chí và 100 tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
thực hiện việc khảo sát, lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy, quản lý
và phục vụ đào tạo.
Khảo sát, đánh giá ngoài về mục
tiêu, chiến lược phát triển trường; phát triển ngành nghề, chương trình, giáo
trình.
Xây dựng quy định, quy chế, hướng
dẫn về đào tạo; tổ chức và giám sát việc thực hiện quy chế đào tạo, quy chế
thi, kiểm tra; xây dựng ngân hàng đề thi theo đúng quy định.
VII/
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học:
Có đủ phòng học lý thuyết, phòng
học thực hành, nhà xưởng thực tập cho học sinh, sinh viên theo đúng tiêu chuẩn,
đảm bảo tỷ lệ người học/ diện tích phòng học như quy định.
Dụng cụ, mô hình, thiết bị đào tạo
đáp ứng đúng chủng loại được quy định trong Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu,
trang bị nhiều thiết bị đào tạo tiên tiến, phù hợp với công nghệ hiện nay; có đủ
thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy vi tính, máy chiếu, máy quay…
Mạng wi-fi phủ sóng toàn trường,
đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
VIII/
Hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học:
Hệ thống
ký túc xá, nhà ăn, sân chơi thể thao được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo môi trường
sinh hoạt và vui chơi an toàn, thân thiện và lành mạnh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt
động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
Học sinh, sinh viên được giáo dục,
định hướng nghề nghiệp; được tư vấn, giới thiệu việc làm và được hưởng các chế
độ, chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành.
IX/
Năng lực của người học sau tốt nghiệp:
1. Chuẩn
đầu ra của sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ cao đẳng:
1.1
Kiến thức và kĩ năng chung:
1.1.1
Kiến thức chung:
- Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về truyền thống tốt đẹp của
giái cấp công nhân Việt Nam…; có kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Hiểu biết về chính sách của Đảng
và Pháp luật của Nhà nước; nắm bắt được những vấn đề chung mang tính phổ biến,
cấp bách trong nước và trên thế giới.
- Hiểu biết về đường lối phát triển
kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành đào tạo.
- Có kiến thức về giáo dục quốc
phòng – an ninh trong tình hình mới; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu công việc
chuyên môn.
1.1.2
Thái độ hành vi:
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức
cách mạng, chấp hành chủ trương, đường lối Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nắm bắt được những vấn đề chung mang tính phổ biến, cấp bách trong nước
và trên thế giới.
- Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật
lao động, chấp hành tốt nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
- Có động cơ phấn đấu đúng đắn, đức
tính trung thực, cẩn thận, chịu khó.
- Có ý thức cộng đồng và tác
phong công nghiệp, thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của công
dân.
- Có tinh thần cầu tiến, thiết lập
mối quan hệ, công tác tốt với đồng nghiệp và khách hàng trong lĩnh vực chuyên
môn và giao tiếp xã hội.
1.1.3
Kĩ năng chung:
- Về ngoại ngữ (tiếng Anh): có khả năng đọc hiểu các tài liệu, văn bản
thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng giao tiếp trong một số tình huống thông
thường. Có năng lực ngoại ngữ
bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- Về tin học: ứng dụng được các
phần mềm chuyên ngành, tra cứu tài liệu trên internet, soạn thảo văn bản và thực
hiện tính toán trên chương trình Excel.
- Có kỹ năng sống, làm việc, tinh thần hợp tác,
tác phong công nghiệp.
1.2
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn:
1.2.1
Kiến thức chuyên môn:
- Có kiến thức khoa học cơ bản và
kỹ thuật cơ sở làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn
thuộc chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng.
- Có khả năng vận dụng kiến thức
vào hoạt động chuyên môn.
1.2.2
Kỹ năng nghề nghiệp:
- Xây dựng được quy trình, phương
pháp tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn thuộc chuyên ngành trình độ cao
đẳng.
- Thực hiện công việc chuyên môn
thuộc chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng.
- Xử lý một số tình huống phát
sinh trong hoạt động chuyên môn.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ
năng thuộc chuyên ngành đào tạo để giải quyết một số công việc có liên quan.
1.3
Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp:
- Có thể làm việc trong cách
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc
chuyên ngành đào tạo.
- Có khả năng khởi nghiệp, tự tạo
việc làm trên các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo.
1.4
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt
nghiệp:
- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học
tập để nâng cao trình độ chuyên thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Đủ điều kiện tiếp tục học tập,
nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn theo quy định.
2. Chuẩn
đầu ra của học sinh tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ trung cấp:
2.1
Kiến thức và kĩ năng chung:
2.1.1
Kiến thức chung:
- Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về truyền thống tốt đẹp của
giái cấp công nhân Việt Nam…; có kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Hiểu biết về chính sách của Đảng
và Pháp luật của Nhà nước; nắm bắt được những vấn đề chung mang tính phổ biến,
cấp bách trong nước và trên thế giới.
- Hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của
Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành đào tạo.
- Có kiến thức về giáo dục quốc
phòng – an ninh trong tình hình mới; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu công việc
chuyên môn.
2.1.2
Thái độ hành vi:
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức
cách mạng, chấp hành chủ trương, đường lối Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
- Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật
lao động, chấp hành tốt nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
- Có động cơ phấn đấu đúng đắn, đức tính trung
thực, cẩn thận, chịu khó.
- Có ý thức cộng đồng và tác
phong công nghiệp, thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của công
dân.
- Có tinh thần cầu tiến, thiết lập
mối quan hệ, công tác tốt với đồng nghiệp và khách hàng trong lĩnh vực chuyên
môn và giao tiếp xã hội.
2.1.3
Kĩ năng chung:
- Về ngoại ngữ (tiếng Anh): có khả năng đọc hiểu khái quát các tài liệu,
văn bản có nội dung đơn giản thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng giao tiếp
trong một số tình huống đơn giản thông thường. Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại
ngữ của Việt Nam.
- Về tin học: ứng dụng được một số
phần mềm chuyên ngành, tra cứu tài liệu trên internet, soạn thảo được văn bản.
- Có kỹ năng sống, làm việc, tinh thần hợp tác,
tác phong công nghiệp.
2.2
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn:
2.2.1
Kiến thức chuyên môn:
- Có kiến thức khoa học cơ bản và
kỹ thuật cơ sở làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn
thuộc chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào
hoạt động chuyên môn.
2.2.2
Kỹ năng nghề nghiệp:
- Xây dựng được quy trình, phương
pháp tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn thuộc chuyên ngành trình độ trung
cấp.
- Thực hiện công việc chuyên môn
thuộc chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp.
- Xử lý một số tình huống phát sinh trong hoạt
động chuyên môn.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ
năng thuộc chuyên ngành đào tạo để giải quyết một số công việc có liên quan.
2.3
Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp:
- Có thể làm việc trong cách
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc
chuyên ngành đào tạo.
- Có khả năng khởi nghiệp, tự tạo
việc làm trên các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo.
2.4
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt
nghiệp:
- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học
tập để nâng cao trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Đủ điều kiện tiếp tục học tập,
nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn theo quy định.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
-
Các khoa;
-
Phòng Đào tạo, đ/c Kim Sơn;
-
Lưu Phòng KT và KĐCL